0942.807.123

Phương pháp hàn mặt bích đúng kỹ thuật

Muốn hàn mặt bích đúng chuẩn thì đầu tiên phải điều chỉnh sao cho mặt bích luôn vuông góc với ống nối để đảm bảo hạn chế sai lệch trong quá trình lắp ráp hệ thống ống nước về sau. Bên cạnh đó, mối hàn mặt bích cũng cần phải được chú ý khi thao tác hàn, để cho kết quả tốt nhất.

Sử dụng máy hàn điện tử nào để hàn mặt bích?

Hàn mặt bích là công đoạn nối, ghép và cần phải hàn kín phần tiếp xúc giữa mặt bích và ống nối để tạo thành một hệ thống đường ống hoàn chỉnh như đường ống nước thải, nước sạch,... được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, công trình dân dụng.

Mối hàn mặt bích phải đảm bảo chắc chắn, ngấu sâu. Có nhiều loại mặt bích như mặt bích đồng, mặt bích nhựa, mặt bích inox nhưng hàn mặt bích thép vẫn là phổ biến nhất. Tùy vào loại mặt bích mà sẽ sử dụng các loại máy hàn khác nhau, nhưng thông thường sẽ lựa chọn máy hàn Mig để thực hiện nhằm đạt kết quả tối ưu nhất. 

Ngoài ra, có thể hàn mặt bích bằng máy hàn que hoặc máy hàn cơ mà vẫn đem lại mối hàn như ý, tuy nhiên tốc độ hàn không cao và hiệu suất làm việc không cao bằng máy hàn Mig nên hiện nay để hàn mặt bích thì sử dụng máy hàn Co2 có khí bảo vệ vẫn là ưu thế hơn.

Sử dụng máy hàn Co2 để hàn mặt bích sẽ có ưu điểm là tốc độ hàn nhanh, nhanh nhất trong tất cả các loại máy hàn điện tử khác, kỹ thuật hàn Mig lại dễ học dễ hàn, mối hàn được bảo vệ bởi khí Co2 sẽ có tính thẩm mỹ, ít khi phải gia công lại, đem lại giá trị kinh tế cao. 

Ngoài ra, trong ngành cơ khí công nghiệp, để hàn mặt bích, người ta còn được sử dụng máy hàn tự động công nghệ cao, thay vì phải hàn bằng tay bởi người thợ. 

Hàn mặt bích rất phổ biến, được ứng dụng để chế tạo hệ thống ống nước

Cách hàn mặt bích với ống thép

Mẹo căn chỉnh cho mặt bích vuông góc với ống nối

Việc căn chỉnh cho mặt bích vuông thẳng với ống nối sẽ giúp hàn dễ hơn.

- Trước tiên, đặt ống trên một mặt phẳng, sử dụng thước thủy để đo sự cân bằng của ống nối. Nếu nước thủy nằm ở giữa nghĩa là ống đã được đặt cân bằng. Nếu thước thủy thể hiện ống chưa cân bằng, hãy kê (lót) dưới ống một ván gỗ (hoặc thép) có độ dày phù hợp, miễn làm sao để ống nối cân bằng trên mặt phẳng là được.

Thao tác này rất quan trọng vì nếu ống không được đặt cân bằng thì khi hàn mặt bích sẽ bị lệch, không vuông so với ống. Khi siết 2 mặt bích vào nhau sẽ bị lộ, hở ron.

Dùng thước thủy để đo độ cân bằng của ống nối khi đặt trên mặt phẳng

- Không đặt mặt bích ra sát ngoài mép ống, bởi khi hàn bên ngoài rìa mép thì mối hàn sẽ lồi ra, nếu mài kĩ quá thì làm cho mối hàn bị mỏng, yếu đi; còn nếu để mối hàn gồ ra không mài thì công đoạn ghép ron sẽ rất là khó.

Tương tự, bạn cũng không nên đặt mép ống nối tiếp giáp với mép mặt bích bên trong. Tốt nhất nên đặt mép ống nối nằm giữa đường ống của mặt bích. 

- Tiếp theo, dùng thước ke góc nam châm cho lên đỉnh ốc để ke cho vuông góc giữa mặt bích và ống. 

Dùng thước ke góc nam châm để căn vuông góc giữa mặt bích và ống nối

- Sau khi đã định hình sơ bộ, tiến hàn chêm vào các vị trí như hình dưới để mặt bích không bị sệ xuống dưới, bởi vì mặt bích thường rộng hơn ống khoảng tầm 1 - 2mm, nếu không chêm thì phần tiếp giáp mặt bích và ống nối ở phía trên sẽ kín, còn phía dưới thì lại bị hở, nên khi hàn sẽ khó và khi ráp ống sẽ bị lệch so với mặt bích.

Lưu ý các chêm phải mỏng, đều như nhau và chêm làm sao cho ống phải nằm giữa mặt bích. Sau đó, dùng thước thủy để cân lại một lần nữa để sao cho mặt bích phải vuông so với ống. 

Tiến hành cân bằng vuông góc giữa mặt bích và ống nối

Cách hàn mặt bích

- Đầu tiên, sẽ tiến hành hàn chấm để cố định giữa các điểm (khoảng 4 điểm trên dưới và 2 bên). Để đảm bảo chính xác nhất sau mỗi lần hàn chấm điểm sẽ tiếp tục cân chỉnh bằng thước thủy, đảm bảo để mặt bích luôn vuông góc với ống nối.

Hàn chấm điểm để cố định

- Hàn phía ngoài trước rồi mới hàn vào bên trong.

Lưu ý khi hàn bên trong miệng ống và mặt bích, không nên hàn cho mối hàn quá to và dày, nếu lồi ra ngoài mặt bích sẽ mất công mài lại, mà nếu mài không kĩ thì cho ron vào sẽ rất khó. Nếu mối hàn bên trong có nhiều ba via nên dùng máy mài khuôn để làm mịn lại đường mài, sẽ giúp lắp ron vào dễ hơn.

Đối với mối hàn ngoài, có thể tiến hành hàn 2 lớp để đảm bảo chắc chắn.

Lưu ý khi hàn mặt bích

  1. Nên trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như quần áo dài tay, găng tay chống cháy, giày cách điện, đặc biệt là cần có mặt nạ hàn hoặc kính hàn để tránh bị đau mắt và khói khí độc.
  2. Tùy vào độ dày vật hàn mà sẽ điều chỉnh dòng hàn phù hợp cũng như chọn loại đường kính que hàn tương ứng (nếu sử dụng máy hàn que) hoặc đường kính cuộn dây hàn Mig phù hợp (nếu sử dụng máy hàn Mig).
  3. Công đoạn căn chỉnh sao cho mặt bích vuông góc với ống nối là rất quan trọng, người dùng nên lưu ý thực hiện đúng như hướng dẫn ở trên để cho những công đoạn tiếp theo như nối ron, ghép 2 mặt bích vào nhau trở nên dễ dàng.
  4. Mối hàn cần đảm bảo chắc chắn, ngấu sâu; mối hàn bên trong không nên để bị lồi ra mép bên ngoài, cần xử lý sạch các bavia.
0942.807.123